Thiết kế thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ
Ngoài các hệ thống về PCCC, hệ thống chống sét, điện chiếu sáng hay điện hạ thế công ty Ngày Đêm chúng tôi còn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ. Hoạt động rộng khắp các tỉnh thành phía bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc công ty chúng tôi không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động cũng như phân phối các thiết bị điện uy tín được nhiều doanh nghiệp Việt tin cậy. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, chúng tôi có bề dày kinh nghiệm đáng kể, cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cam kết mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách.
Tuy có tỉ trọng không quá lớn trong công trình nhưng hệ thống điện nhẹ lại mang đến các lợi ích rất lớn cho người sử dụng và chủ đầu tư. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của công trình cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, mà sẽ có các hệ thống cơ bản làm nền tảng thông tin liên lạc và bảo mật cho công trình.
Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ bao gồm các bước sau:
1. Ống điện âm tường.
– Định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường theo bảng vẽ. Sau đó dùng máy cắt cầm tay cắt tường theo vị trí đã định trước.
– Lắp đặt ống điện, đóng lưới tường những đường đã cắt nhằm đề phòng bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp trong tường.
– Nghiệm thu đạt yêu cầu, xây dựng tiến hành trát tường.
2. Ống điện âm sàn bê tông.
– Dùng nước sơn làm dấu các vị trí hộp nối trung gian trên sàn cốp pha khi đơn vị xây dựng thi công xong cốp pha sàn.
– Đặt các hộp nối theo vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp nối lại, tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc được thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.
– Nghiệm thu đường ống, hộp nối, đạt yêu cầu tiến hành đổ bê tông sàn.
– Khi đỗ bê tông sàn phải có người trực để xử lý khi có sự cố như: bẹp ống, vỡ ống, mất liên kết, …
3. Lắp đặt hệ thống máng cáp.
– Định vị cao độ, vị trí lắp các giá đỡ máng cáp.
– Gia công các giá đỡ, lắp đặt vào các vị trí đã định vị, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3m đến 1,5m.
– Tại các vị trí máng cáp xuống tủ thì dùng nối ren xuống và nối ren lên, không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí chia ngả 3 ngả 4 của hệ thống máng, mà dùng phụ kiện (tê, nối ren, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy xướt cáp điện trong máng cáp.
– Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
– Lắp và chỉnh sửa.
4. Thông ống điện và kéo dây.
– Xác định số m dây.
– Dùng dây chuyên dụng (dây mồi) tiến hành kéo dây theo bản vẽ thiết kế.
– Dây kéo được đánh dấu từng tuyến, theo màu,
5. Kiểm tra dây và lắp thiết bị.
– Kiểm tra dây xem có thông mạch, có bị chạm chập trong quá trình kéo dây.
– Dây được kiểm tra an toàn trước tiến hành lắp đặt thiết bị.
– Sau khi lắp đặt thiết bị hoàn tất thì kiểm tra vận hành thử.
– Khắc phục khi có sự cố.
6. Tủ trung tâm.
– Lắp đặt tủ vào đúng vị trí theo thiết kế.
– Cắp nguồn cho tủ
– Lắp đặt các thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.
– Kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.
7. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống.
– Vận hành thiết bị.
– Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).
– Vệ sinh toàn bộ hệ thống.
– Nghiệm thu hệ thống, bàn giao.
Trên đây là một số giới thiệu của chúng tôi về việc thi công thiết kế hệ thống điện nhẹ trong các công trình. Tùy từng quy mô lớn hoặc nhỏ mà sẽ có những cải thiện riêng để thích ứng theo từng nhu cầu của người sử dụng. Khi có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn nhanh và miễn phí nhé. Hotline: 0919297766