Quá trình thi công điện nhẹ cho hệ thống điện nước dân dụng 

Hệ thống điện và nước đóng vai trò quan trọng như xương sống trong một ngôi nhà. Vì vậy, việc thi công điện nhẹ cho hệ thống điện và cấp thoát nước sao cho đạt tiêu chuẩn về an toàn, thẩm mỹ, kỹ thuật và có độ bền lâu dài là yêu cầu thiết yếu mà bất kỳ chủ đầu tư nào cũng mong muốn đạt được.

1. Quá trình thi công điện nhẹ cho hệ thống điện dân dụng

thi công điện nhẹ

1.1. Hệ thống điện âm tường

Việc lắp đặt hệ thống điện âm tường không phải là công việc đơn giản. Công này yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao và hiểu biết chuyên môn vững vàng. Quá trình lắp đặt hệ thống điện thường bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Trước khi bắt đầu thi công, cần xác định chính xác vị trí lắp đặt dựa trên các yếu tố về chiều cao, chiều rộng và chiều dài của hệ thống điện.
  • Bước 2: Dùng máy cắt chuyên dụng để tạo các đường cắt tại các vị trí đã được xác định từ trước.
  • Bước 3: Tiến hành thiết kế và lắp đặt hệ thống điện, sau đó đóng lại tường theo các đường cắt đã thực hiện.

1.2. Hệ thống ống điện âm trong sàn bê tông:

  • Bước 1: Chuẩn bị và lắp đặt các hộp trung gian ở các vị trí phù hợp trên sàn cốt pha.
  • Bước 2: Kết nối các hộp trung gian với nhau bằng các ống điện. Tạo thành một đường dẫn cho dây điện cấp nguồn đến các thiết bị điện.
  • Bước 3: Tiến hành đổ bê tông sàn, cần chú ý đảm bảo không làm hư hại, vỡ hoặc biến dạng các ống điện trong suốt quá trình đổ.

1.3. Hệ thống máng cáp

Máng cáp là thiết bị dùng để chứa và bảo vệ các đường dây cáp điện, cáp mạng trong các công trình xây dựng.

  • Bước 1: Xác định độ cao và các vị trí cần lắp đặt giá đỡ máng cáp.
  • Bước 2: Tiến hành gắn giá đỡ máng cáp với khoảng cách giữa các giá đỡ từ 1,3 đến 1,5 mét.

Lưu ý: Các máng cáp cần phải được nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng, tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho toàn bộ tuyến cáp.

1.4. Hệ thống dây dẫn điện

Khi các công đoạn chuẩn bị đã hoàn thành, công đoạn lắp đặt dây dẫn điện trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần đưa dây nilon qua ống điện, sau đó đánh dấu rõ ràng các loại dây theo màu sắc và pha để tránh nhầm lẫn trong suốt quá trình kéo dây.

Kiểm tra và lắp thiết bị điện

Bước kiểm tra là một phần vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng nguồn điện không bị chập mạch hoặc rò rỉ. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, cần xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

1.5. Thiết kế và lắp đặt tủ điện

Tủ điện có vai trò thiết yếu trong việc quản lý và bảo vệ hệ thống điện. Giúp ngắt các mạch khi cần thiết và kiểm tra khi có sự cố. Việc lắp đặt tủ điện không chỉ cần thiết mà còn mang lại sự thuận tiện trong quá trình sử dụng sau này. Khi lắp đặt, cần chú ý vẽ sơ đồ và xác định vị trí đặt tủ sao cho hợp lý, đảm bảo vỏ tủ có độ cách điện an toàn.

1.6. Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống

Khi tất cả các công đoạn lắp đặt đã hoàn tất, việc kiểm tra lại toàn bộ hệ thống là rất cần thiết. Cần kiểm tra không chỉ chất lượng mà còn tính thẩm mỹ để đảm bảo rằng hệ thống điện hoàn thiện và an toàn nhất.

2. Biện pháp thi công điện nhẹ đối với hệ thống dẫn nước

thi công điện nhẹ

2.1. Biện pháp xác định vị trí lắp đặt

Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin kỹ thuật về cao độ của các đường ống cấp nước và thiết bị liên quan khi lắp đặt trong các không gian khác nhau, so với mặt sàn hoàn thiện.

  • Đầu chờ sen tắm: +0,75 m.
  • Lộ trình ống nước lạnh từ đồng hồ đến khu WC: -30 mm.
  • Đầu chờ bình nước nóng trong khu WC: +1,75 m.
  • Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m.
  • Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 m.
  • Đầu chờ lavabo: +0,55 m.
  • Lộ trình ống nước lạnh khu WC: +0,52 m.
  • Lộ trình ống nước nóng khu WC: +1,0 m.

2.2. Biện pháp thi công điện nhẹ cho hệ thống cấp nước

Các bước thực hiện công tác thi công hệ thống cấp nước bao gồm:

  • Bước 1: Kiểm tra chất lượng vật liệu và điều kiện bảo quản tại kho.
  • Bước 2: Sử dụng vữa xi măng trát lên các ống đã được lắp đặt trên tường và sàn nhà.
  • Bước 3: Kiểm tra hệ thống cấp nước có bị rò rỉ hay không.
  • Bước 4: Thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà – Hệ thống cấp nước.

2.3. Biện pháp lắp đặt cột cấp nước và thiết bị máy bơm.

  • Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt dựa trên bản vẽ thiết kế.
  • Bước 2: Sử dụng máy ren chuyên dụng để ren các đầu ống. Sau đó sơn chống rỉ và quấn dây đay quanh các mối ren nhằm đảm bảo độ kín khít khi lắp đặt. 
  • Bước 3: Xác định vị trí lắp máy bơm, sau đó đổ bê tông làm bệ đỡ máy bơm để đảm bảo ổn định khi hoạt động. 
  • Bước 4: Thực hiện nghiệm thu và tiến hành chạy thử hệ thống.

3. Công ty Ngày Đêm chuyên thi công điện nhẹ đối với hệ thống điện nước 

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thi công điện nhẹ cho hệ thống điện nước dân dụng, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Với đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết thực hiện thi công nhanh chóng. Đảm bảo chất lượng và an toàn, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu khắt khe của khách hàng. 

Các dịch vụ của công ty luôn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng về hiệu quả sử dụng, độ bền và tính năng tiện ích của hệ thống điện nhẹ.

Ι     >> Xem thêm:

Thi Công Điện Nhẹ – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Công Trình

Báo Giá Thi Công Điện Nhẹ: Những Dịch Vụ Phổ Biến Nhất

LIÊN HỆ

G34-35 đất đấu giá, Lê Quang Đạo kéo dài – Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội

091.929.7766

cskh.ngaydem@gmail.com

Theo dõi

© thi công điện nhẹ. All Rights Reserved.