Kiểm định hệ thống báo cháy

Trong các lĩnh vực của cuộc sống thì vấn đề an toàn cho con người luôn đặt lên hàng đầu, trong đó có công tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC). Các giải pháp mới PCCC luôn được đầu tư nghiên cứu, các phương tiện mới cũng được cho ra đời theo xu thế an toàn hơn, nhiều chức năng hơn, thuận tiện hơn khi sử dụng, đảm bảo tính thẩm mĩ. Tuy nhiên, mỗi phương tiện, thiết bị PCCC đều được thiết kế theo những tiêu chuẩn khác nhau, phù hợp sử dụng theo từng vùng địa lý và thích hợp với từng công nghệ riêng. Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những yêu cầu riêng đối với phương tiện PCCC được sử dụng, thể hiện thông qua các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống, thử nghiệm thiết bị.

Sau đây Luật Toàn Long sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam hiện nay.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật phòng cháy và chữa cháy (Luật PCCC) được Quốc hội khoá X, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ 4/10/2001;

– Luật số 40/2013/QH13: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2014);

– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

– Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CẦN KIỂM ĐỊNH

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải kiểm định gồm các loại phương tiện sau:

1. Phương tiện chữa cháy cơ giới:

a) Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm).

b) Các loại xe chữa cháy đặc biệt: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối…

c) Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.

d) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật…

đ) Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.

2. Phương tiện chữa cháy thông dụng:

a) Vòi, ống hút chữa cháy.

b) Lăng chữa cháy.

c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ.

d) Giỏ lọc.

đ) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.

e) Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, thang khác).

g) Bình chữa cháy (xách tay, có bánh xe): Bình bột, bình bọt, bình khí…

3. Chất chữa cháy: Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, thuốc bọt chữa cháy.

4. Vật liệu và chất chống cháy:

a) Sơn chống cháy.

b) Vật liệu chống cháy.

c) Chất ngâm tẩm chống cháy.

5. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân:

a) Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo cách nhiệt; quần áo chống hóa chất; quần áo chống phóng xạ.

b) Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.

6. Phương tiện cứu người: Dây cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang dây, thang xếp…), ống cứu người, thiết bị dò tìm người…

7. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ:

a) Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, máy nâng vận hành bằng khí nén, thủy lực, bằng điện hoặc bằng động cơ.

b) Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng…

8. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy gồm:

a) Bàn chỉ huy chữa cháy, lều chỉ huy chữa cháy.

b) Hệ thống thông tin hữu tuyến.

c) Hệ thống thông tin vô tuyến.

9. Hệ thống báo cháy, chữa cháy:

a) Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động.

b) Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà./.

Lưu ý: (Không kiểm định dụng cụ PCCC thô sơ)

 

THỦ TỤC KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

– Nội dung kiểm định :

+ Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

+ Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất l­ượng ph­ương tiện phòng cháy và chữa cháy.

– Phương thức kiểm định:

+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

+ Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;

+ Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phư­ơng pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định mẫu không quá 5% số lượng ph­ương tiện cần kiểm định, nh­ưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phư­ơng tiện cần kiểm định dư­ới 10 thì kiểm định toàn bộ;

+ Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày  31 tháng  3  năm 2004;

+ Cấp “Giấy chứng nhận kiểm định” theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu  kiểm định theo mẫu PC 22 Phụ lục 1 Thông t­ư Số 04 /2004/TT-BCA ngày  31 tháng  3  năm 2004.

Thủ tục kiểm định ph­ương tiện phòng cháy và chữa cháy

Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:

Theo Điểm a Khoản 4, Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:

– Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17 Thông tư số 66/2014/TT-BCA);

– Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

– Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

– Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.

Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Số lượng hồ sơ: 2 bộ. Chủ phương tiện cung cấp mẫu phương tiện cho cơ quan phòng cháy chữa cháy.

Phân cấp kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;

b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, các loại máy bơm chữa cháy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;

c) Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Thời gian: Theo Điểm b Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.

Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

1. Tiếp nhận yêu cầu kiểm định

2. Lấy mẫu kiểm định: Khoản 2, Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ.

3. Thực hiện kiểm tra, kiểm định

+ Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

+ Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện.

4. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện. Trường hợp không bảo đảm điều kiện để cấp giấy chứng nhận phải có công văn trả lời và nêu rõ lý do.

6. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19) và dán tem kiểm định (mẫu số PC20).

LIÊN HỆ

G34-35 đất đấu giá, Lê Quang Đạo kéo dài – Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội

091.929.7766

cskh.ngaydem@gmail.com

Theo dõi

© thi công điện nhẹ. All Rights Reserved.