Thời đại 4.0, chúng ta quen hơn với thuật ngũ năng lượng mặt trời, công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời này hoàn toàn không làm ô nhiễm môi trường, giá cả của hệ thống được lắp đặt không quá cao và sử dụng bền lâu.
Giá lắp đặt điện mặt trời tưởng là một mức giá nhưng không phải vậy, nó rất khác nhau Ngày Đêm là đơn vị cung cấp và lắp đặt điện mặt trời lớn hàng đầu tại nước ta hiện nay. Đảm bảo uy tín chất lượng hệ thống, bảo hành 10 – 20 năm.
Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời cho gia đình hay cá nhân, công ty muốn hợp tác làm đại lý phân phối xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0919297766 – 024.38546999
Chúng tôi xin giới thiệu các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời hòa lưới, thành phần cơ bản để lắp đặt điện mặt trời gồm có:
Trong 1 ngày nắng thì mặt trời cung cấp khoảng 1 kW/m²/h đến mặt đất nghĩa là mỗi giờ mỗi kWp pin mặt trời sẽ cho ra 1kW điện. Thường thì mỗi ngày có khoảng từ 5-6 giờ có ánh nắng thuận lợi cho việc tạo ra điện. Công suất của 1 hệ thống có thể sản xuất được lượng điện tối đa hay không còn phụ thuộc và cách vào cách nối ghép các tấm pin mặt trời lại với nhau, hướng đặt tấm pin, vệ sinh của các tấm pin,…
Tại Việt nam, Ngày Đêm là một trong các đơn vị tiên phong trong ngành năng lượng mặt trời này. Chúng tôi, chuyên nhận thi công lắp đặt điện mặt trời trên toàn quốc.
Vì sao nên lắp đặt điện năng lượng mặt trời?
– Giảm tiền trong hóa đơn điện
– Bán điện cho EVN
– Giảm nhiệt độ trong văn phòng, tòa nhà vì mặt trời không chiếu trực tiếp vào mái nhà, giảm tiền điện cho điều hòa nhiệt độ.
– Thời điểm thu được điện năng lượng mặt trời lớn nhất (10h – 14h) trùng với giờ tính tiền điện cao nhất nên giảm được nhiều tiền điện vào giờ cao điểm.
– Thời gian bảo hành tấm pin năng lượng mặt trời 12-15 năm
– Thời gian bảo hành bộ INVERTER là 5 năm, có thể gia hạn lên 20 năm Khả năng thu hồi vốn theo giá điện 2019:
– Ngành dịch vụ thời gian thu hồi vốn 3-4 năm
– Ngành sản xuất thời gian thu hồi vốn 5-6 năm, bảo vệ môi trường bằng hành động thiết thực.
Giới thiệu hệ thống điện mặt trời dùng cho gia đình
Hàng tháng, bạn phải trả hóa đơn tiền điện hàng triệu đồng hoặc hơn thế nữa. Bạn muốn giảm chi phí nhưng vẫn sử dụng những thiết bị điện như hiện tại.
Chúng tôi, xin cung cấp giải pháp tiết kiệm điện và sử dụng nguồn điện sạch từ năng lượng mặt trời. Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới cho gia đình bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Và có một điểm lợi nữa là kể cả khi mất điện lưới gia đình bạn vẫn có điện sử dụng bình thường.
Khái niệm về điện hòa lưới là gì? Điện hòa lưới là hệ thống sử dụng điện được tạo ra từ năng lượng mặt trời sau đó hòa vào lưới điện quốc gia. Trong khi, gia đình bạn sử dụng điện thì điện được tạo ra từ năng lượng mặt trời luôn được dùng trước. Đến khi điện được tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời hết thì hệ thống này sẽ tự lấy điện lưới để sử dụng. Trong trường hợp, hệ thống điện mặt trời gia đình bạn sử dụng thì nó sẽ hòa vào lưới điện quốc gia.
Sáng nay (25.7), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức Hội thảo khởi động “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam”.
Hỗ trợ khoảng 15% chi phí lắp đặt
Bà Phạm Thùy Dung, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết : Mục tiêu là đến cuối năm 2025 có 100.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà, tương đương 1.000 MWp sẽ được lắp đặt và vận hành trên toàn quốc.
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) : Việt Nam nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế, trong đó đặc biệt có dự án GET-FIT – “Chương trình phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà” do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ với tổng mức nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 14,5 triệu euro. Đối tượng được tài trợ là các hộ gia đình có đủ điều kiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.
Đối với các hộ gia đình muốn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời thì lắp áp mái sẽ được hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/1 kWp. Theo khảo sát, trung bình mỗi hộ có đủ điều kiện lắp đặt khoảng 2 – tối đa 3 kWp, do đó mức hỗ trợ dự kiến cho mỗi hộ khoảng từ 6 – 9 triệu đồng, tương ứng khoảng khoảng 15% chi phí lắp đặt. Chương trình kéo dài từ 2019 – 2021.
Về cách thức hỗ trợ, Bộ Công thương sẽ triển khai tương tự chương trình hỗ trợ các hộ lắp đặt bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời đã triển khai trước đây. Theo đó, các đơn vị điện lực sẽ giám sát cụ thể. EVN sẽ thiết lập một hệ thống phần mềm, đảm bảo tất cả người dân, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, ký kết xong hợp đồng mua bán điện sẽ được xuất hóa đơn, thông qua đó nhận tiền hỗ trợ. Tất cả sẽ được công khai, minh bạch và áp dụng đối với tất cả các hộ dân, hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời áp mái” – ông Dũng thông tin.
Ngoài ra, các tổ chức, nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, USAID, Liên minh châu Âu cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam về các hoạt động kỹ thuật, nghiên cứu xây dựng chính sách và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ… để khuyến khích phát triển năng lượng sạch hiệu quả.
“Trám” lỗ hổng thiếu điện
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng. Cụ thể, trong năm 2019, tổng nguồn cung năng lượng điện phải có là 52.600 MW. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới đạt 48.800 MW, thiếu hụt khoảng 3.000 MW so với quy hoạch. Đến 2025, nhu cầu về nguồn điện theo quy hoạch phải đạt 89.000 MW, đến 2030 phải đạt mức 110.000 MW.
Tổng nhu cầu điện của toàn quốc giai đoạn 2019 – 2030 sẽ tiếp tục tăng cao. Dự kiến trong năm 2019, công suất phụ tải là 38.447 MW, năm 2025 lên tới 63.400 MW và đến 2030 lên tới khoảng 90.000 MW.
Với tốc độ nhu cầu tăng bình quân gần 10%/năm, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỉ kWh/năm, tương đương công suất nguồn cần thêm ít nhất 4.500 – 5.000 MW nguồn nhiệt điện hoặc từ 14.000 – 16.000 MW nếu là năng lượng tái tạo.
“Các con số nêu trên cho thấy, chúng ta đang mất cân đối về cung – cầu trong giai đoạn 2019 – 2025, đặc biệt là giai đoạn 2021 – 2023. Chúng ta đang huy động tất cả các nguồn nhiệt điện, thậm chí phải phát điện chạy dầu (rất đắt) nhưng cũng không đủ đáp ứng. Dự kiến phát điện dầu khoảng 1,7 tỉ kWh vào năm 2019 và đến 2020 là 5,2 tỉ kWh nhưng đến thời điểm này, do thủy văn kém, đã sử dụng tới 700.000 kWh và từ giờ đến cuối năm, EVN sẽ phải phát tăng lượng dầu lên thêm 1,8 tỉ kWh, tổng sản lượng huy động phải ở mức 3,5 tỉ kWh. Với bức tranh hiện nay, khả năng điện Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt khoảng 3,7 tỉ kWh vào năm 2021, tăng lên 10 tỉ vào năm 2022 và đến 2023, thiếu hụt khoảng 12 tỉ kWh” – đại diện EVN dự báo.
TS Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết trong bối cảnh nguồn thủy điện tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung gần như đã khai thác hết, các dự án nhiệt điện chậm tiến độ, hạn hán, thiếu nguồn nước tại nhiều khu vực, việc mở rộng nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo, mà cụ thể là nhân rộng số lượng hệ thống điện mặt trời áp mái và vô cùng cấp bách.
“Chính phủ ngày càng nhận thức rõ vai trò của năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng trong duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo ở mức 6,5% tổng cơ cấu nguồn vào năm 2020 và 10,7% vào năm 2030; tiết kiệm năng lượng 10% trong tổng mức tiêu thụ điện vào năm 2020” – ông Kim nói.
“Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 gồm năm hợp phần:
1) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường
2) Xây dựng bộ tiêu chí về tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm
3) Thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm
4) Thực hiện các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ điện mặt trời áp mái
5) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và Chiến lược truyền thông.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công thương được giao chủ trì thực hiện, trên cơ sở lồng ghép các hoạt động của chương trình với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phát triển của các nhà tài trợ như Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (V- LEEP) của USAID, Tổ chức Hợp tác Đức GIZ, Ngân hàng Tái thiết Đức và Chương trình hỗ trợ năng lượng của EU và Ngân hàng Thế giới.
Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Những tấm pin mặt trời khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện 1 chiều (DC) và dòng điện này được truyền dẫn tới bộ điều khiển xạc năng lượng mặt trời (Solar Charger Controller). Đây là thiết bị có chức năng điều khiển tự động quá trình nạp điện vào bình ắc-quy và giải phóng điện từ ắc-quy ra các thiết bị điện một chiều (DC).
Trường hợp công suất hệ thống pin mặt trời có thêm bộ chuyển đổi điện (Inverter) để biến đổi dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC), có thể sử dụng cho các thiết bị điện gia đình (đèn, quạt, máy lạnh, tủ lạnh,…).
Các kiểu điển hình lắp đặt điện năng lượng mặt trời
– Loại chỉ dùng khi có năng lượng mặt trời (không có hệ ắc quy lưu trữ)
– Loại khi không đủ năng lượng mặt trời (có ắc quy lưu trữ)
– Loại có thể hòa lưới điện quốc gia (cung cấp điện lên lưới như một máy phát điện)
– Loại như một hệ thống back-up điện (hoạt động độc lập hay còn gọi là off grid solar system)
Đăng ký nhận bản tin mới nhất từ thi công điện nhẹ
G34-35 đất đấu giá, Lê Quang Đạo kéo dài – Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội
091.929.7766
cskh.ngaydem@gmail.com
© thi công điện nhẹ. All Rights Reserved.