Các lỗi thường gặp của camera và đầu ghi hình

Các Lỗi Thường Gặp Của Camera Và Đầu Ghi Hình. Được Ngày Đêm tổng hợp chi tiết trong quá trình bán hàng phân phối hỗ trợ khách hàng thực tế. Đây là những lỗi thường gặp khi thi công công trình camera cũng như những lỗi thường gặp mà khách hàng hỏi chúng tôi.

1. Camera không lên hình, Nhiễu, đen, chập chờn lúc có lúc không:

Nguyên nhân:

  • Cáp nối tín hiệu BNC kém, bị đứt
  • Dây đồng trục chất lượng kém
  • Các đầu Jắc nối kém, lỏng, không tiếp xúc.
  • Cổng vào Đầu ghi camera lỗi.
  • Chưa cài đặt Camera vào đầu ghi hoặc cài không đúng.
  • Nguồn cấp cho Camera chết hoặc không đủ điện áp, dòng điện.
  • Camera lỗi do nhà sản xuất
  • Sự cố về nguồn nuôi cho camera, nguồn yếu…

Khắc phục :

  • Camera lỗi do nhà sản xuất gửi đổi trả bảo hành
  • Kiểm tra lại cáp nối tín hiệu
  • Kiểm tra các Jắc nối
  • Kiểm tra nguồn cấp cho camera.
  • Kiểm tra lại cài đặt Camera kết nối với đầu ghi
  • Kiểm tra Cổng vào Đầu ghi ( Cắm vào kênh đang chạy Camera khác – Kiểm tra chéo)
  • Thay thế cục nguồn mới
  • Nếu đã kiểm tra dây nối tín hiệu, Đầu Jắc nối, nguồn và Cổng vào đầu ghi OK thì chính xác lỗi tại Camera.
  • Trường hợp này bạn nên mang Camera đến nhà cung cấp để Bảo hành (Nếu còn Bảo hành) hoặc sửa lỗi (nếu đã hết Bảo hành).

2. Camera bị đen vào buổi tối hoặc khu vực không có ánh sáng

Nguyên nhân :

  • Hồng ngoại Camera lỗi, chết.
  • Nguồn Camera không đủ điện áp, điện dòng.
  • Lỗi Camera (mạch xử lý cấp điện áp, điện dòng cho mắt Camera và hồng ngoại).
  • Góc lắp đặt chưa chuẩn, gây ra hiện tượng phản hồng ngoại (lóa)

Khắc phục :

  • Kiểm tra đèn hồng ngoại còn hoạt động hay không (che kín quang trở ở mặt trước camera xem đèn hồng ngoại có bật lên không)
  • Kiểm tra nguồn cấp cho camera có đủ điện áp và dòng chưa?
  • Thay thử bằng mắt khác xem có bị đen không để loại trừ lỗi do camera gây ra.
  • Lỗi phản hồng ngoại là thường liên quan đến các vật thể gần camera, thường là ở 4 cạnh camera như tường hoặc trần.
  • Khi hồng ngoại chiếu vào nhưng vật ở gần này thì chúng sẽ sáng lóa lên, làm cho vùng còn lại trở nên tối đen.
  • Khắc phục lỗi trên bằng cách chỉnh lại góc nhìn cho camera, loại bỏ phần hình ảnh không quan trọng nhưng lại gây ra lóa.

3. Camera không có màu hoặc lỗi màu

Nguyên nhân:

  • Môi trường ánh sáng yếu khi đó cảm biến ánh sáng của camera quan sát sẽ nên chuyển sang chế độ hồng ngoại.
  • Cảm biến hồng ngoại bị bụi che phủ, hồng ngoại hỏng
  • Hệ màu cài đặt trên đầu ghi không đúng chuẩn PAL
  • Hỏng IRCUT

Khắc phục

  • Vệ sinh bằng khăn ẩm, mềm cho hết bụi bẩn trên bề mặt quang trở.
  • Kiểm tra cảm biến bằng cách che cảm biến xem hồng ngoại có hoạt động không, nếu không quý khách vui lòng đem tới đại lý Benco gần nhất để kiếm tra xử lý
  • Đặt lại hệ màu PAL trên đầu ghi
  • Thay IRCUT cho camera

4. Hình ảnh camera bị nhạt màu hoặc lèo loẹt màu?

  • Nguyên nhân:
  • Tùy chỉnh chế độ màu sắc camera không đúng
  • Khắc phục
  • Đặt lại tùy chỉnh màu mặc định cho camera trên đầu ghi.
  • Kiểm tra phần cài đặt màu sắc cho từng kênh và phần cài đặt màu sắc đầu ra cho toàn màn hình.

5. Không tìm thấy địa chỉ mạng của camera ip

Nguyên nhân:

  • Dải mạng đầu ghi, máy tính không trùng với dải mạng của camera
  • Camera chưa có kết nối mạng với đầu ghi
  • Ip của camera bị trùng với thiết bị mạng khác
  • Camera bị lỗi cổng mạng

Khắc phục:

  • Kiểm tra lại dải cấp của thiết bị mạng để đảm bảo đầu ghi, máy tính và camera trùng nhau
  • Kiểm tra hệ thống dây mạng, switch, router… để camera có kết nối
  • Đổi ip camera khi bị trùng với thiết bị khác (lưu ý đặt ip camera ngoài dải cấp DHCP của thiết bị cấp mạng)

6. Camera chập chờn, không lên hình

Nguyên nhân:

  • Dây mạng kết nối camera kém, đứt, gãy, đầu hạt mạng bị han, rỉ sét
  • Camera trùng địa chỉ IP với 1 thiết bị mạng nào đó trong nhà
  • Địa chỉ IP của camera ko cùng lớp mạng với modem
  • Nguồn cho camera hỏng
  • Điền địa chỉ IP, tên đăng nhập, mật khẩu, port không chính xác
  • Cổng lan thiết bị mạng hoặc của camera hỏng
  • Chưa cài đặt camera với NVR

Khắc phục:

  • Kiểm tra dây mạng, đầu hạt mạng, thay mới nếu hỏng
  • Kiểm tra xem IP camera có trùng với IP của thiết bị nào trong mạng không?
  • Nếu trùng thì đỏi IP camera bằng cách đặt IP tĩnh cho máy tính trùng lớp mạng với camera, đăng nhập vào camera để đổi IP cho camera hoặc dùng phần mềm để đổi
  • Kiểm tra địa chi IP của camera xem đã cùng lớp mạng với model chưa, chưa thì đổi địa chỉ IP camera về cùng lớp mạng
  • Kiểm tra nguồn cấp cho camera
  • Kiểm tra lại địa chỉ IP camera, điền chính xác địa chỉ IP, tên đăng nhập, mật khẩu và port
  • Kiểm tra cổng lan của thiết bị mạng, của camera nếu hỏng thì thay thế mới
  • Cài đặt lại camera với NVR

7. Không cài được camera vào NVR, cài được nhưng không hiển thị được camera

Nguyên nhân:

  • Cài sai địa chỉ IP, port, tên đăng nhập, mật khẩu
  • Camera và NVR khắc lớp mạng
  • Băng thông camera quá cao so vượt quá giới hạn cho phép của NVR
  • Hệ thống hạ tầng mạng thấp hơn so với băng thông hệ thống camera

Khắc phục:

  • Kiểm tra lại địa chỉ IP, port, tên đăng nhập, mật khẩu của camera. Cài lại chính xác thông tin của camera vào đầu ghi
  • Kiểm tra địa chỉ IP, default gateway của camera với NVR có cùng lớp mạng không, thay đổi về cùng lớp mạng ( khác địa chỉ IP )
  • Hạ băng thông, khung hình ảnh trên giây, độ phân giải của camera, thay NVR khác có giới hạn băng thông cao hơn
  • Nâng cấp hệ thống hạ tầng mạng hoặc giảm chất lượng camera

8. Sử dụng các loại dây cáp rẻ tiền, không đúng chất lượng

  • Một số người cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách đi với cáp rẻ hơn nhưng thay vào đó chất lượng đường truyền tín hiệu sẽ bị kém đi. Hình ảnh sẽ hay bị nhiễu và tuổi thọ của các loại cap rẻ tiền này không được lâu dài, sau một thời gian bạn sẽ phải thay cap mới.
  • Cáp chất lượng cao đặc biệt quan trọng đối với camera giám sát hồng ngoại và camera giám sát nối trực tiếp với DVR.
  • Cáp chất lượng kém có thể gây ra các vấn đề như sự can thiệp hình ảnh, đường lăn, mất hình ảnh liên tục.
  • Vì vậy khi lắp đặt camera giám sát vấn đề sử dụng cáp cũng phải được quan tâm hàng đầu.

9. Không có đủ camera giám sát

  • Điều này rất hay xảy ra vì tâm lý người dùng luôn tiết kiệm chi phí quá mức nên chỉ lắp đặt camera giám sát ở những nơi thật sự cần thiết.
  • Thế nhưng để đảm bảo an ninh được tốt bạn phải quan sát được ở mọi khía cạnh, mọi góc khuất.
  • Hãy đảm bảo hệ thống camera giám sát của bạn quan sát hết và rõ ràng những nơi bạn phải bảo vệ an ninh.
  • Khi lắp đặt bạn phải tính toán kỹ vừa tiết kiệm chi phí mua camera giám sát vừa có thể quan sát được toàn bộ diện tích, hạn chế tối đa các điểm mù.

10. Sử dụng camera giám sát không đúng với tính năng của nó.

  • Với thiết bị camera wifi đều có ứng dụng riêng bạn phải biết được công dụng của nó để sử dụng cho phù hợp.
  • Lắp đặt Camera giám sát có góc quan sát rộng là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc quan sát một khu vực rộng lớn không cần thiết cho việc cung cấp các hình ảnh chi tiết.
  • Ngược lại, camera giám sát cung cấp hình ảnh chi tiết, cận cảnh tốt thì sẽ không có góc quan sát rộng.
  • Vì vậy, đối với từng vị trí lắp đặt camera giám sát trong hệ thống camera an ninh bạn phải lựa chọn camera giám sát cho phù hợp.
  • Nếu bạn cần các hình ảnh chi tiết, cận cảnh bạn có thể cần nhiều chiếc camera giám sát hơn là vùng quan sát cần quan sát trang trải cả khu vực.
  • Hoặc là bạn có thể sử dụng các loại camera có thể thay đổi tiêu cự của ống kính như thế vừa có thể quan sát rộng và những lúc cần thiết có thể cho hình ảnh chi tiết hơn.
  • Để quan sát vào ban đêm thì bạn nên sử dụng một chiếc camera giám sát hồng ngoại như thế sẽ tốt hơn.

11. Sử dụng một đầu ghi DVR không hợp lý

  • Một chiếc camera tốt thì không thể thiếu một đầu ghi hình tốt được.
  • Hai sản phẩm này phải luôn đi song hành với nhau.
  • Một đầu ghi hình kỹ thuật số nó có quy định riêng về số lượng camera giám sát đi cùng.
  • Nếu bạn sử dụng camera giám sát với số lượng nhiều thì bạn phải xem xet chiếc đầu thu hình có bị quá tải hay không?
  • Đầu ghi DVR không thể được mở rộng khi bạn lắp thêm camera nếu muốn mở rộng bạn phải mua thêm một chiếc đầu thu khác như thế sẽ rất tốn kém.
  • Vì vậy bạn phải xác định được số lượng đầu vào hiện tại và tương lai của các camera để chọn đầu thu cho phù hợp

12. Lỗi thường gặp của camera khi lắp đặt bị phản hồng ngoại

  • Camera đặt ngay dưới bề mặt phản xạ (ví dụ như trần nhà, tường nhà, cột trụ ..) gây “phản hồi hồng ngoại”
  • Bụi bẩn trên kính chắn Bụi sẽ làm phản hồi hồng ngoại, làm mờ hình ảnh
  • Màn chắn đen ở không đúng vị trí, che mất hồng ngoạiNếu màn chắn đen ở không đúng vị trí sẽ gây ra “phản hồi hồng ngoại”, làm mờ hình
  • Vỏ che có thể không được lắp cân chuẩn với thân camera
  • Thiếu hoặc lỏng ốc bắt thân camera với vỏ che
  • Vỏ che bẩn hoặc bị xước có thể làm mờ hình ảnh
  • Camera đặt sau cửa kính, cửa kính có thể gây “phản hồi hồng ngoại” làm mờ hình ảnh
  •  Hơi nước ngưng tụ trong/ngoài vỏ che
  • Hơi nước ngưng tụ trên vỏ che”Phản hồi hồng ngoại” do hơi nước ngưng tụ
    Khắc phục
  • Làm sạch vỏ bằng bình thổi khí, không dùng vải lau vỏ che, có thể gây xước
  • Điều chỉnh vị trí của camera có thể làm giảm “phản hồi hồng ngoại”, cố tránh mặt kính phía trước nếu có.
  • Che các mặt nhô phía trước bằng vật liệu không phản xạ hoặc di chuyển vị trí camera
  • Lau hơi nước, có thể đặt túi hạt chống ẩm
  • Chỉnh màn che đen đúng vị trí
  • Chỉnh ống kính về nằm ở góc trong khoảng 0° đến 70°.
LIÊN HỆ

G34-35 đất đấu giá, Lê Quang Đạo kéo dài – Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội

091.929.7766

cskh.ngaydem@gmail.com

Theo dõi

© thi công điện nhẹ. All Rights Reserved.